Mười Chữ (Xuân Diệu)
Mưa dầm – thu dưới nguyệt:
Máng chảy – suối trên nhà.
Bài thơ tình các bạn vừa xem là bài “Mười Chữ” của tác giả Ngô Xuân Diệu. Thuộc tập Thơ Thơ (1938), danh mục Thơ Xuân Diệu trong Những Tác Phẩm Thơ Tiêu Biểu. Hãy cùng đọc và thưởng thức những tác phẩm khác, còn rất nhiều những bài thơ hay đang chờ đợi các bạn!
Bố ai mà hiểu nói gì
Nghĩa đen- nghĩa bóng mọi bề đều “điên”
Trong mưa dầm có Trăng lên?
Mưa ngày cuối tháng Trăng chen lối nào?
Máng nào chảy? Quá tảo lao
Nếu không có suối tràn vào máng ni?
Quanh nhà sàn, chốn sơn khê
Máng luồng dẫn nước chảy về chân thang
Thả hồn cho chạy lang bang
Nêu lên “ngược cảnh” làm sang thơ à?
Đoán gần rồi lại Ước xa
Vẫn không tìm được “Ý nhà thơ Xuân”
Diệu Xuân ông đã xa trần
Những còn hậu thế?
Liệu phần mà khen
Lê Sỹ Thiệp
BÀN TÊM VỀ BÀI “MƯỜI CHỮ”
1- Về thật cảnh, được “10 chữ” mô tả là gì?. Đó là:
– Cảnh trời mưa dầm vào ngày có Trăng, với TRÊN LÀ TRĂNG – DƯỜI LÀ MÀN MƯA TẦM TÃ .
– Cảnh vùng núi với TRÊN LÀ MÁNG DẪN NƯỚC – DƯỚI LÀ NHÀ.
2- Mục đích của việc NÊU CẢNH TRÊN ĐỂ LÀM GÌ?
a- Đẹp ư?
– Về cảnh Nhà- Máng dẫn nước có thể là đẹp.
– Còn cảnh TRÊN LÀ TRĂNG – DƯỜI LÀ MÀN MƯA TẦM TÃ thì:
+Đẹp thật, nếu ta nhìn thấy được toàn cảnh.
+ Nhưng Không có cảnh này dưới góc nhìn của NGƯỜI BÌNH THƯỜNG, chỉ những ai đang NGỒI TRÊN TÀU VŨ TRỤ, CHÍ ÍT LÀ TRÊN MÁY BAY thì mới thấy, vì khi mưa dầm tầm tã thì cả bầu khí quyền cao cách mặt đất khoảng 200 đến 300 m chỉ là MÀN MƯA TRẮNG HOẶC TỐI XÁM, Khoảng Trăng sáng là KHÔNG AI NHÌN THẤY ĐƯỢC. vì nó Ở NGOÀI “MÀN TỐI” kia.
b- Vậy ngoài ý tả cái Đẹp trên, có có ý NỘI TÂM- LÒNG NGƯỜI gì.
Có thể nói là: KHÔNG THỂ NGỤ Ý GÌ ĐƯỢC và MỌI NGỤ Ý KHÁC ĐỀU VÔ LỐI. Buốn ư?. Có gì mà buồn!. Nghịch cảnh ư?. Có gì mà “Nghịch”
Xuân Diệu nói gì thì kệ ông ấy, nhưng đừng tuyên truyền, vì đây là ĐIỀU VỚ VẨN.
Lê Sỹ Thiệp
Xin kính chào GSTS Lê Sỹ Thiệp,,
Bài thơ mười chữ này,,là tã cảnh cập tình nhân đang mây mưa,,:).